Thí nghiệm đánh giá khả năng giảm sóng của cấu kiện bê tông rỗng

  • Lê Hải Trung Trung tâm Tư vấn và Kỹ thuật biển và phát triển cảng, Trường Đại học Thủy lợi, 175 đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Tuấn Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 55 Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Thanh Tùng Trung tâm Tư vấn và Kỹ thuật biển và phát triển cảng, Trường Đại học Thủy lợi, 175 đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Đặng Thị Linh Viện Kỹ thuật công trình, Trường Đại học Thủy Lợi, 175 đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Trường Duy Viện Kỹ thuật công trình, Trường Đại học Thủy Lợi, 175 đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Bạch Dương Khoa Công trình thủy, Trường Đại học Xây dựng, 55 Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: bê tông rỗng, cấp phối hạt gián đoạn, giảm sóng, bảo vệ bờ biển, đê ngầm

Tóm tắt

Bê tông rỗng là bê tông có cấu trúc rỗng thông nhau được tạo lên từ các cấp phối hạt cốt liệu gián đoạn. Ở một số nước, vật liệu này đã được áp dụng cho các công trình bảo vệ bờ biển do khả năng hấp thụ năng lượng sóng theo cơ chế chủ động. Bài báo này trình bày nghiên cứu khả năng sử dụng bê tông rỗng phục vụ xây dựng đê chắn sóng ngầm – một dạng công trình bảo vệ bờ biển được đánh giá là phù hợp đối với điều kiện Việt Nam. Thí nghiệm mô hình vật lý được thực hiện trên các mẫu cấu kiện bê tông rỗng có dạng hình hộp, được chế tạo với các kích thước đá (5-10, 10-20 và 20-40 mm) và độ rỗng khác nhau (15-25%). Kết quả đo đạc cho thấy chiều cao sóng giảm từ 21% đến 56% khi đi qua đê ngầm dạng thành đứng xếp bằng các mẫu cấu kiện.

 

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
16-07-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học