Nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc chịu uốn của sàn liên hợp thép – bê tông nhịp đơn theo tiêu chuẩn EN 1994-1-1:2004

  • Nguyễn Văn Cường Công ty TNHH tư vấn Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Vũ Anh Tuấn Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Trung Kiên Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Quốc Cường Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Thanh Hà Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Trong bài báo này, hai mẫu kết cấu sàn liên hợp thép-bê tông sơ đồ dầm đơn giản với tỷ lệ 1:1 có các kích thước thực tế 2800 × 615 × 145 mm được chế tạo trong phòng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm uốn bốn điểm để đánh giá sự làm việc theo trạng thái giới hạn cực hạn và trạng thái giới hạn sử dụng. Thí nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn EN 1994-1-1:2004. Kết quả thí nghiệm cho thấy giá trị tải trọng thí nghiệm trung bình tương ứng với độ võng cho phép 13,5 mm là 28,74 kN. Giá trị này bằng 85,2% so với kết quả xác định theo lý thuyết (33,73 kN) và bằng 63,0% so với tải trọng thí nghiệm trung bình cực hạn gây phá hoại mẫu (45,59 kN). Khi tải trọng thí nghiệm đạt đến 25 kN, sự trượt dọc giữa bê tông với tôn sóng được ghi nhận và tăng nhanh đến 3 mm. Sau khi xảy ra hiện tượng trượt dọc giữa bê tông với tôn sóng, tải trọng và độ võng cũng đồng thời tăng cho đến khi sàn bị phá hoại. Điều này đồng nghĩa với việc ứng xử của sàn là phá hoại dẻo

Từ khóa:

sàn liên hợp thép - bê tông; thí nghiệm sàn liên hợp; khả năng chịu lực giới hạn; sự làm việc chịu uốn; uốn 4 điểm; trượt dọc.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
28-05-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học