Đánh giá hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội của dự án tái chế phế thải xây dựng

  • Tống Tôn Kiên Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam https://orcid.org/0000-0001-8390-8361
  • Nguyễn Việt Hùng Công ty TNHH kiểm toán An Việt, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Văn Tấn Khoa Kinh tế và quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Phế thải xây dựng (PTXD) đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam. Tái chế PTXD đang được xem là giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề này. Bài báo này đánh giá hiệu quả của dự án tái chế PTXD được đề xuất đầu tư tại Hà Nội bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích. Các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường từ dự án sẽ được thảo luận dựa trên giá trị tiền tệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy dự án hoàn toàn khả thi về mặt tài chính mặc dù giá trị các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả còn khá thấp. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế xã hội là rất lớn, với giá trị hiện tại của lợi ích ròng gấp khoảng từ 2,2 đến 2,5 lần tùy thuộc vào phân tích tài chính theo quan điểm vốn chủ sở hữu hay vốn chung; và suất thu lợi nội tại đạt đến 28,73%. Mức độ rủi ro của dự án là rất thấp. Sự hỗ trợ từ Chính phủ sẽ là yếu tố quyết định giúp nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hoạt động đầu tư cho dự án tái chế PTXD tại Việt Nam.

Từ khóa:

phế thải xây dựng (PTXD); cốt liệu tái chế (CLTC); phân tích chi phí - lợi ích; phân tích tài chính; phân tích kinh tế - xã hội.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
28-05-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học