Nghiên cứu xây dựng bản đồ hiểm họa lũ lụt sử dụng vết lũ lịch sử và mô hình độ cao số

  • Lưu Thị Diệu Chinh Khoa Công Trình Thủy, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Dương Đình Nam Khoa Công Trình Thủy, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trịnh Đình Lai Khoa Công Trình Thủy, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Bùi Duy Quỳnh Khoa Cầu Đường, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: bản đồ hiểm họa lũ lụt, vết lũ lịch sử, phân tích không gian, GIS

Tóm tắt

Gần đây các phương pháp trí tuệ nhân tạo được phát triển, mang đến tiềm năng mới cho việc lập bản đồ vùng ngập lũ sử dụng phương pháp tiếp cận địa hình dựa trên mô hình độ cao số. Nghiên cứu này đề xuất phương pháp xây dựng bản đồ hiểm họa lũ lụt bao gồm vùng ngập lũ và chiều sâu ngập lũ, sử dụng dữ liệu vết lũ lịch sử và mô hình độ cao số. Khu vực nghiên cứu được chọn là tỉnh Quảng Nam và các trận lũ lịch sử năm 2007, 2009 và 2013. Dữ liệu vết lũ lịch sử bao gồm mã số vết lũ, tọa độ vết lũ, địa điểm gắn vết lũ, và chiều sâu ngập lũ. Mô hình độ cao số có độ phân giải cao với kích thước ô lưới 10 m × 10 m. Các kỹ thuật phân tích không gian được áp dụng để phân tích, chồng xếp dữ liệu và thiết lập mối quan hệ không gian của các thuộc tính. Kết quả của nghiên cứu là bản đồ chiều sâu ngập lũ có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho các bên liên quan về quản lý thiên tai tại địa phương.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
18-07-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học