Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ sử dụng cốt liệu lớn tái chế đến sự phát triển cường độ nén và mô đun đàn hồi của bê tông theo thời gian

  • Nguyễn Thanh Quang Tổng Công Ty Giấy Việt Nam, 25A phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Viết Cường Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Ngọc Tân Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nghiêm Hà Tân Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Hoàng Giang Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh phát sinh một lượng lớn chất thải rắn xây dựng (CTRXD) từ việc phá dỡ các công trình cũ, cũng như xây dựng các công trình mới. Chính phủ đã có những quy định về thu gom và tái chế CTRXD để tái sử dụng nhằm bảo vệ môi trường qua thông tư 08/2017/TT-BXD, mới nhất là chỉ thị 41/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn. Nghiên cứu này trình bày các kết quả thực nghiệm thu được trên các mẫu bê tông sử dụng cốt liệu lớn tái chế (CLLTC) từ CTRXD với các tỷ lệ sử dụng lần lượt là 0%, 50% và 100% thay thế cho cốt liệu lớn tự nhiên (CLLTN). Những kết quả chỉ ra rằng cường độ nén ở 28 ngày tuổi của bê tông tái chế bị giảm từ 9,5 – 16,0%, trong khi đó mô đun đàn hồi bị giảm từ 12,8 – 24,2% khi so sánh với bê tông cốt liệu tự nhiên. Ảnh hưởng của hàm lượng CLLTC đối với cường độ nén ít hơn đối với mô đun đàn hồi. Mô đun đàn hồi của bê tông tái chế giảm tuyến tính khi tăng tỷ lệ sử dụng CLLTC.

Từ khóa:

bê tông tái chế; cường độ nén; mô đun đàn hồi; cốt liệu lớn tái chế; chất thải rắn xây dựng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-03-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học