Đánh giá công nghệ quan trắc nghiêng bằng thiết bị Portable Tiltmeter ở Việt Nam

  • Lương Ngọc Dũng Khoa Cầu Đường, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Bùi Duy Quỳnh Khoa Cầu Đường, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Quốc Khánh Khoa Trắc địa - Bản đồ và quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18 Phố Viên, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • Hoàng Văn Long Khoa Xây dựng, Trường Cao đẳng xây dựng số 1, đường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • Dương Thị Oanh Khoa Xây dựng, Trường Cao đẳng xây dựng số 1, đường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Trong một vài năm trở lại đây, tại Việt Nam xuất hiện công nghệ đo nghiêng bằng Tiltmeter giúp quan trắc nghiêng công trình rất hiệu quả, đặc biệt là các công trình được xây dựng trên khuôn viên nhỏ, chiều cao lớn. Đây là một phương pháp đo nghiêng mới nhưng chưa có những tiêu chuẩn Việt Nam quy định và những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của công nghệ. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu công nghệ quan trắc nghiêng Tiltmeter về cách thức đo đạc và tính toán; phân tích, so sánh công nghệ Tiltmeter với phương pháp đo khoảng cách ngang khi xác định nghiêng kết cấu thẳng đứng và phương pháp đo cao thủy chuẩn hình học khi xác định nghiêng kết cấu nằm ngang giúp đánh giá khả năng áp dụng của phương pháp này. Thực nghiệm xác định nghiêng một kết cấu thẳng đứng cao 3 m, cho kết quả giá trị độ lệch ngang giữa hai phương pháp là 1,8 mm/1 m và 0,2 mm/2 m tương ứng giá trị lệch góc khoảng 6’ và 21”. Thực nghiệm xác định nghiêng cho kết cấu nằm ngang, kết quả giữa hai phương pháp gần như đồng nhất, với giá trị lệch ngang 0,2 mm/0,103 m, tương đương giá trị lệch góc khoảng 6’.

Từ khóa:

quan trắc nghiêng; thiết bị Tiltmeter; nguyên lý đo nghiêng Tiltmeter; GeoKon; GeoSlope.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-03-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học