Nghiên cứu thiết kế bộ tời cứu hộ cá nhân

  • Dương Trường Giang Khoa Cơ khí xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Tịnh Khoa Cơ khí xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Thiệu Trần Đăng Khoa Cơ khí xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Khi xảy ra sự cố trong các tòa nhà cao tầng, như cháy nổ bên trong toà nhà, cháy có thể chia cắt các tầng, dẫn đến thang máy, thang thoát hiểm bên trong không sử dụng được. Ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Việt Nam một số khu vực điều kiện kỹ thuật không đảm bảo cho lực lượng chữa cháy với phương tiện kỹ thuật chuyên nghiệp như xe thang không thể tiếp cận được. Việc phát triển thiết bị cứu hộ cá nhân để mỗi hộ gia đình sinh sống trong các tòa nhà cao tầng có thể tự trang bị và tự thoát hiểm là cần thiết. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đó, bài báo đề xuất cấu tạo và nguyên lý làm việc của một bộ tời cứu hộ cá nhân, tính toán thiết kế và khảo sát các thông số động học chính trong quá trình làm việc. So với các thiết bị cứu hộ cá nhân khác về nguyên lý và cấu tạo, bộ tời đảm bảo kết cấu gọn và nhẹ, có cả hai chức năng nâng và hạ. Mặt khác nếu so sánh về công dụng thì bộ tời có thể được sử dụng như một thiết bị cứu hộ cá nhân đối với một người khỏe mạnh bình thường và nó cũng là một bộ phận của bộ tời đồng bộ khi kết hợp với giỏ thang và thang tháo lắp nhanh. Những kết quả khảo sát động lực học quá trình hạ trong bài báo đã đánh giá về độ an toàn và sự phù hợp của các thông số động học đối với người được cứu hộ khi sử dụng bộ tời thiết kế.

Từ khóa:

cứu hộ; bộ tời; giỏ nâng; phanh an toàn; động lực học.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-03-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học