Ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo dự báo ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ thi công đến tính công tác hỗn hợp bê tông tự lèn

  • Nguyễn Hùng Cường Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Hoài Linh Viện Điện, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Tiến Tới Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Nguyễn Vân Phương Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Bài báo này trình bày phương pháp sử dụng mạng nơ ron nhân tạo (ANN) để dự báo ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ thi công đến tính công tác của hỗn hợp bê tông tự lèn. Nghiên cứu được thực hiện trên các mẫu hỗn hợp bê tông có độ chảy lan khác nhau (SF1 = 650, SF2 = 710, SF3 = 795) ở 04 điều kiện khí hậu tự nhiên (ĐK1 là nồm ẩm, ĐK2 là khô hanh, ĐK3 là nóng ẩm, ĐK4 là nắng nóng). Các thông số tính công tác của bê tông tự lèn được đo tại thời điểm sau khi trộn và sau mỗi 30 phút lưu giữ. Thời gian khảo sát các thông số bê tông tự lèn thực hiện trong 120 phút kể từ sau khi hỗn hợp bê tông trộn xong. Sử dụng mạng truyền thẳng đa lớp (MLP) được huấn luyện bởi thuật toán cổ điển Levenberg – Marquardt để xây dựng mô hình dự báo trên cơ sở các thông số được thí nghiệm. Kết quả thực hiện cho thấy sử dụng mạng MLP một lớp ẩn với 5 nơ ron trên lớp ẩn và 3 thông số đầu vào (nhiệt độ môi trường, nhiệt độ bê tông, thời gian lưu giữ) có thể dự báo 6 thông số tính công tác của hỗn hợp BTTL: SF, T500, Jring, Lbox, Vfunnel, R28 với độ chính xác cao, hệ số tương quan từ 0,96 – 0,99.

Từ khóa:

bê tông tự lèn; ước lượng phi tuyến tính; mạng truyền thẳng đa lớp; khả năng lấp đầy; khả năng chảy xuyên (vượt) qua; khả năng chống phân tầng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
09-11-2020
Chuyên mục
Bài báo khoa học