Khảo sát sự làm việc của kết cấu nhà nhiều tầng có tường ngăn bê tông cốt thép sử dụng công nghệ cốp pha nhôm

  • Phạm Đức Hùng Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, 235 đường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Nguyễn Trường Thắng Khoa Xây dựng DD và CN, Trường Đại học Xây dựng, số 55 đường Giải Phóng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Hiện nay, công nghệ cốp pha nhôm ngày càng được áp dụng phổ biến trong các công trình bê tông cốt thép (BTCT) ở Việt Nam. Đối với các công trình chung cư cao tầng, công nghệ này không những được áp dụng cho các kết cấu chịu lực chính mà còn có thể được sử dụng hiệu quả cho các tường ngăn BTCT với một số mức độ khác nhau và do vậy có thể tác động tích cực tới sự làm việc của kết cấu công trình như chu kỳ dao động cơ bản, dạng dao động, chuyển vị đỉnh, chuyển vị lệch tầng, v.v… Bài báo này giới thiệu công nghệ thi công bằng cốp pha nhôm cho tường ngăn (BTCT-CPN) và tiến hành một thí dụ thực tế để đánh giá ảnh hưởng của hai thông số (i) mức độ áp dụng; và (ii) hệ số giảm độ cứng khi mô phỏng tường ngăn BTCT-CPN tới ứng xử tổng thể của kết cấu một nhà chung cư BTCT cao 40 tầng. Kết quả cho thấy khi áp dụng giải pháp tường ngăn BTCT-CPN với các mức độ 50 và 100%, chuyển vị đỉnh của công trình giảm tương ứng là 36,7 và 47,9% so với phương án tường ngăn hoàn toàn sử dụng gạch xây truyền thống và chỉ được mô phỏng như tải trọng trong mô hình hóa kết cấu. Do đáp ứng tốt hơn về yêu cầu công năng kiến trúc, phương án áp dụng tường ngăn BTCT-CPN ở mức độ 50% có thể được sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, hệ số giảm độ cứng ảnh hưởng không đáng kể khi mô phỏng tường ngăn BTCT cùng với các kết cấu chịu lực chính của công trình.

Từ khóa:

kết cấu; tường ngăn; bê tông cốt thép; nhà nhiều tầng; cốp pha nhôm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
22-05-2020
Chuyên mục
Bài báo khoa học