Nghiên cứu phương pháp tạo mô hình bề mặt phục vụ đo đạc biến dạng kết cấu bằng công nghệ tương quan hình ảnh

  • Khúc Đăng Tùng Khoa Xây dựng cầu đường, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Andy Nguyễn School of Civil Engineering & Surveying, University of Southern Queensland, 37 Sinnathamby Boulevard, Springfield Central, QLD 4300, Australia
  • Lê Tùng Lâm Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Lại Đức Giang Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Tại Việt Nam, đo đạc biến dạng trong kết cấu thường phụ thuộc vào hai loại cảm biến chính là cảm biến điện trở và cảm biến dây rung. Nhược điểm của những phương pháp đo đạc cổ điển này là các cảm biến phải được gắn trực tiếp vào cấu kiện, gây khó khăn trong công tác chuẩn bị cũng như đẩy chi phí lắp đặt lên cao. Bài báo này nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp đo biến dạng dựa vào kỹ thuật xử lý hình ảnh từ camera, được gọi là thuật toán tương quan hình ảnh (DIC). Nghiên cứu tập trung vào việc thử nghiệm một số các cách tạo mô hình bề mặt nhằm giúp phương pháp đo biến dạng DIC có độ chính xác tốt hơn và phù hợp hơn với từng loại vật liệu bao gồm thép và bê tông. Phương pháp tạo mô hình cho đo đạc biến dạng trong thí nghiệm kéo thanh thép sử dụng chấm bút phủ và phun sơn. Với thí nghiệm nén mẫu bê tông, phương pháp tạo mô hình đốm chấm bao gồm phun sơn trực tiếp, phủ cát, chấm bút phủ và phun sơn qua lưới. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng phương pháp chấm bút phủ phù hợp với thí nghiệm kéo thanh thép, trong khi phương pháp phủ cát và phun sơn trực tiếp khá phù hợp với thí nghiệm nén mẫu bê tông.

Từ khóa:

đo biến dạng; cảm biến; tương quan hình ảnh; mô hình đốm chấm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
27-02-2020
Chuyên mục
Bài báo khoa học