Tối ưu hóa thành phần hạt tro xỉ nhiệt điện sử dụng làm cốt liệu cho bê tông chịu nhiệt

  • Đỗ Thị Phượng Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, số 54 đường Nguyễn Lương Bằng, Đà Nẵng, Việt Nam
  • Lê Văn Trí Khoa Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng miền Trung, số 24 đường Nguyễn Du, Thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam
  • Vũ Minh Đức Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Các tính chất của bê tông chịu nhiệt (BTCN) chịu ảnh hưởng của loại cốt liệu và thành phần hạt. Cốt liệu sử dụng cho loại bê tông này cần bền nhiệt, không bị phân hủy, nóng chảy, ổn định khi chịu nhiệt. Thành phần hạt được tính toán và lựa chọn theo mật độ sắp xếp các cỡ hạt với số điểm tiếp xúc lớn nhất. Bài báo nghiên cứu thành phần hạt tối ưu của tro xỉ nhiệt điện Cẩm Phả sử dụng làm cốt liệu cho BTCN. Thành phần hạt liên tục của xỉ nhiệt điện được tính toán theo công thức Andersen với Dmax = 5 mm. Khối lượng thể tích và độ rỗng của hỗn hợp hạt ứng với các chế độ đầm rung được xác định. Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm đã xác định được thành phần hỗn hợp hạt cốt liệu tối ưu có giá trị khối lượng thể tích lớn nhất và độ rỗng nhỏ nhất, với giá trị tính toán n = 0,43 và thời gian đầm rung 60s.

Từ khóa:

tro xỉ nhiệt điện; công thức Andersen; cốt liệu chịu nhiệt; bê tông chịu nhiệt; khối lượng thể tích.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
10-11-2019
Chuyên mục
Bài báo khoa học