Phương pháp xác định hệ số phân bố không đồng đều độ chói cho bầu trời nhiệt đới Việt Nam

  • Nguyễn Thị Khánh Phương Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Aleksei Solovyov Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Moscow, Liên Bang Nga
  • Nguyễn Thị Hoa Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho công trình đóng một vai trò rất quan trọng đối với tiện nghi thị giác của con người, nâng cao hiệu suất lao động và tiết kiệm năng lượng cho công trình. Cho đến nay việc tính toán thiết kế chiếu sáng tự nhiên ở nước ta đang dựa trên mô hình bầu trời đầy mây CIE. Mô hình bầu trời này đặc trưng cho các nước ôn đới có thời gian mùa đông dài, không đặc trưng cho bầu trời nhiệt đới như Việt Nam, nơi mà độ rọi trên mặt ngang ngoài nhà và độ chói do bầu trời gây ra rất lớn. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu và cập nhật lý thuyết trong tính toán và thiết kế chiếu sáng tự nhiên. Nghiên cứu này đề xuất các phương pháp mới phân tích sự phân bố độ chói của bầu trời nhiệt đới Việt Nam và xác định hệ số phân bố không đồng đều độ chói q cho hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dựa trên số liệu khí hậu ánh sáng của Việt Nam, bằng 2 phương pháp: 1) phương pháp sử dụng 15 mô hình bầu trời được đề xuất bởi Kittler; 2) phương pháp sử dụng hệ số mây Ko (tỉ số giữa độ rọi ngang tán xạ và độ rọi ngang tổng xạ). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt của các giá trị hệ số phân bố không đồng đều độ chói q khi tính toán với mô hình bầu trời đầy mây và bầu trời nhiệt đới thưc tế ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu này có thể sử dụng được cho nhiều vùng khí hậu khác nhau.

Từ khóa:

hệ số phân bố không đồng đều độ chói; chiếu sáng tự nhiên; hệ số phân bố độ chói; tính toán chiếu sáng tự nhiên.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-07-2019
Chuyên mục
Bài báo khoa học