Nghiên cứu xác định hệ số phát thải các chất khí ô nhiễm từ hoạt động đốt trấu trong phòng thí nghiệm

  • Phạm Thị Mai Thảo Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A đường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Trấu là lớp vỏ ngoài của hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay xát và được xem là nguồn nhiên liệu được sử dụng phổ biến để nấu ăn tại các vùng nông thôn. Trấu không phát sinh liên tục mà tập trung cao điểm vào các vụ thu hoạch lúa. Chính vì vậy, lượng trấu dư thừa trở thành nguồn rác thải phải xử lý. Hiện nay phương pháp phổ biến để xử lý trấu vẫn là đốt đống. Quá trình này sản sinh ra bụi và các chất thải góp phần gây ô nhiễm môi trường và tác động đến sức khoẻ con người. Với mục tiêu xây dựng hệ số phát thải của các chất thải từ hoạt động đốt trấu, phục vụ cho công tác kiểm kê, đánh giá mức độ phát thải, thí nghiệm mô phỏng hoạt động đốt hở trấu đã được thực hiện trong quy mô phòng thí nghiệm. Nghiên cứu đã sử dụng hệ thống tháp đốt và tiến hành đo đạc nồng độ các chất khí ô nhiễm dựa trên các giai đoạn thường xảy ra trong quá trình đốt trấu bao gồm đánh lửa, cháy âm ỉ và suy tàn. Trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm, máy Testo 350-XL được dùng  để đo CO2, CO, NO, NO2 và Sibata Model GT-331 được dùng để xác định hàm lượng bụi phát sinh theo các giai đoạn khác nhau của quá trình đốt. Dựa vào nồng độ phát thải, hệ số phát thải của các chất CO, CO2, NO2, SO2 và TSP đã được tính toán. Kết quả lần lượt là 113,84–120,66 g/kg; 908,715–936,562 g/kg; 0,0125–0,014 g/kg; 0,038–0,118 g/kg và 1,818–2,435 g/kg. Hệ số phát thải này là cơ sở để so sánh mức độ phát thải giữa việc thải bỏ trấu bằng phương pháp đốt với các phương pháp chuyển trấu thành năng lượng khác nhau phục vụ cho việc ra quyết định nhằm tăng tỷ lệ sử dụng trấu tại địa phương.

Từ khóa:

hệ số phát thải; phòng thí nghiệm; trấu; các chất khí ô nhiễm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-05-2019
Chuyên mục
Bài báo khoa học