Đánh giá hiệu quả trồng thủy trúc cho bãi lọc ngầm dòng chảy ngang để xử lý nước thải sinh hoạt vùng ven đô phía Bắc Việt Nam

  • Trần Đức Hạ Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Vi Thị Mai Hương Khoa Môi trường, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, 666 đường 3 Tháng 2, phường Tích Lương, Thành phố Thái Nguyên, Việt Nam
  • Trần Thúy Anh Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Bãi lọc ngầm dòng chảy ngang (HF) là loại công trình sinh thái khi kết hợp với các công trình khác có thể hình thành được hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp, phù hợp với vùng ven đô. Điều kiện khí hậu khu vực phía Bắc thuận lợi cho sự sinh trưởng của Thủy trúc (Cyperus alternifolius), một trong những loài thực vật phổ biến trồng trên các bãi lọc ngầm dòng chảy ngang. Nghiên cứu trên mô hình thí nghiệm đặt tại hiện trường và trên công trình HF thực tế thấy rằng Thủy trúc phát triển tốt với tốc độ sinh trưởng lớn. Sự phát triển của nó thúc đẩy sự chuyển hóa các chất hữu cơ (BOD5) và các chất dinh dưỡng (NH4, NO3, PO4) với các hệ số động học phân hủy cao. Hệ số động học kBOD của bãi lọc ngầm HF có trồng Thủy trúc là 0,214 m.ngày-1 cao hơn nhiều so với khuyến cáo của TCVN 7957:2008. Các hệ số kNH4 là 0,05÷0,10 m.ngày-1, kNO3 là 0,029÷0,059 m.ngày-1 và kPO4 là 0,011÷0,081 m.ngày-1. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý qua HF đảm bảo được mức A theo QCVN 14:2008/BTNMT.

Từ khóa:

bãi lọc ngầm dòng chảy ngang; Thủy trúc; nước thải sinh hoạt; hệ số động học.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-05-2019
Chuyên mục
Bài báo khoa học