Đánh giá sức chịu tải cọc khoan nhồi trong lớp đá nứt nẻ từ kết quả thí nghiệm và mô hình phần tử hữu hạn

  • Lê Đức Tiến Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Trị, 73 Quốc lộ 9, Phường 5, Đông Hà, Quảng Trị, Việt Nam
  • Đặng Hoài Dương Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Trị, 73 Quốc lộ 9, Phường 5, Đông Hà, Quảng Trị, Việt Nam
  • Nguyễn Châu Lân Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 đường Cầu Giấy, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Bùi Tiến Thành Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 đường Cầu Giấy, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Ngọc Long Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 đường Cầu Giấy, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Khi thiết kế cọc khoan nhồi vào lớp đá phong hoá nứt nẻ (Intermediate Geo Materials, IGM) thường có những vấn đề chưa được thống nhất. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, trong trường hợp này sức chịu tải được tính cho đất và đá. Điều đó dẫn tới khi cọc khoan nhồi thi công vào tầng đá phong hóa nứt nẻ sẽ được tính như là đất hoặc đá. Trong bài báo này sẽ trình bày tính toán sức kháng tại thân cọc và mũi cọc trong lớp đá phong hóa theo đặc trưng của lớp IGM thông qua kết quả thí nghiệm nén tĩnh và thí nghiệm nhổ cho cọc khoan nhồi đường kính 0,8m có phần mũi cọc trong lớp đá phong hóa nứt nẻ. Trong các thí nghiệm này, các thiết bị đo biến dạng theo thân cọc và chuyển vị được gắn dọc theo thân cọc khoan. Kết quả tính toán từ thí nghiệm nén và nhổ được sử dụng để hệ số hiệu chỉnh cho các công thức tính toán sức kháng ma sát đơn vị và sức kháng mũi cọc khi thi công cọc vào tầng IGM.

Từ khóa:

sức kháng cọc khoan nhồi; tầng phong hóa nứt nẻ; thí nghiệm nén tĩnh.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-07-2019
Chuyên mục
Bài báo khoa học