Ảnh hưởng của hiệu ứng P-Δ khi phân tích độ bền kết cấu chân giàn khoan tự nâng

  • Đặng Đình Tuấn Khoa Xây dựng Công trình biển và Dầu khí, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Hiền Hậu Khoa Xây dựng Công trình biển và Dầu khí, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Vũ Đan Chỉnh Khoa Xây dựng Công trình biển và Dầu khí, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Hoàng Đức Niên Phòng Công trình Biển, Cục Đăng kiểm Việt Nam, 18 đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Trong trạng thái khai thác, giàn khoan tự nâng có đặc điểm khác biệt với các giàn khoan cố định là phần thân có kích thước lớn với tải trọng rất nặng được đỡ trên hệ thống các chân dài và mảnh. Khi chịu các tải trọng môi trường thiết kế, với chuyển vị ngang khá lớn, hiệu ứng P-Δ trên kết cấu chân do trọng lượng của phần thân gây ra cần được kể đến. Vấn đề này đã được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành, tuy nhiên hiện nay vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu nhằm tiếp cận đến lời giải chính xác hơn, đặc biệt khi ảnh hưởng động của tải trọng sóng lên kết cấu giàn là đáng kể. Bài báo đặt mục tiêu phân tích, đánh giá, so sánh ảnh hưởng của hiệu ứng P-Δ đến độ bền của kết cấu chân giàn khoan tự nâng trong trạng thái khai thác dựa trên phương pháp phân tích kết cấu biến dạng lớn và các phương pháp gần đúng trong tiêu chuẩn hiện hành, giới hạn trong phạm vi bài toán tựa tĩnh. Kết quả nghiên cứu của bài báo được áp dụng cụ thể cho giàn tự nâng Tam Đảo 05, làm căn cứ đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của hiệu ứng này tương ứng với từng phương pháp trong tính toán thực tế.

Từ khóa:

hiệu ứng P-Δ; độ bền; kết cấu chân giàn khoan tự nâng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-03-2019
Chuyên mục
Bài báo khoa học