Nghiên cứu chế tạo hạt nhẹ từ phế thải phá dỡ công trình xây dựng ở Việt Nam

  • Nguyễn Hùng Phong Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Tuấn Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Công Thắng Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Barbara Leydolph Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Xây dựng IAB Weimar gGmbH, Über der Nonnenwiese 1, TP. Weimar, Cộng hoà liên bang Đức

Tóm tắt

Tái sử dụng và tái chế phế thải phá dỡ các công trình xây dựng (PTXD) là một hướng phát triển bền vững trong ngành xây dựng giúp giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra các sản phẩm hiệu quả, trong đó việc chế tạo hạt cốt liệu nhẹ dùng cho bê tông là một hướng phát triển mới đầy triển vọng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về việc sử dụng hỗn hợp PTXD là gạch đất sét nung và vữa trát của khối xây để chế tạo ra hạt cốt liệu nhẹ cho bê tông. Kết quả nghiên cứu cho thấy vữa và gạch xây sau khi được lựa chọn và nghiền đến kích thước nhỏ hơn 100 µm, trộn với phụ gia phồng nở và tạo hình các hạt ban đầu với kích thước < 10 mm, sau đó sấy khô và nung đến nhiệt độ 1250oC sẽ tạo ra sản phẩm hạt cốt liệu nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 800 kg/m3. Các hạt cốt liệu này sẽ được sử dụng để chế tạo ra các sản phẩm bê tông nhẹ cốt liệu rỗng sử dụng trong ngành xây dựng.

Từ khóa:

phế thải phá dỡ xây dựng; vữa xây trát; gạch xây; cốt liệu nhẹ; nung.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-03-2019
Chuyên mục
Bài báo khoa học