Nghiên cứu ứng dụng hệ dây neo phi tuyến phù hợp để neo giữ tuabin gió nổi

  • Phạm Hiền Hậu Khoa Xây dựng Công trình Biển & Dầu khí, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Hồng Đức Khoa Xây dựng Công trình Biển & Dầu khí, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Việc phát triển các trang trại gió nổi ở phạm vi cách xa thềm lục địa đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới với các lợi thế về việc giảm thiểu ảnh hưởng lên cảnh quan khu vực ven bờ biển, tăng hệ số sản xuất điện, v.v... Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các giải pháp sử dụng kết cấu nổi đỡ tuabin gió được xem như một lựa chọn khả thi mặc dù còn nhiều vấn đề kỹ thuật cần được nghiên cứu như giảm thiểu dao động của kết cấu nổi, việc lựa chọn vật liệu làm dây neo. Trong nghiên cứu này, các tác giả sẽ tập trung phân tích hệ dây neo nửa căng, có kể đến các tính chất làm việc phi tuyến của vật liệu, sử dụng vật liệu dây xích truyền thống kết hợp với vật liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon đối với một kết cấu nổi dạng bán chìm đỡ tuabin gió. Các tính toán trong miền thời gian được áp dụng theo các điều kiện bền (ULS) và mỏi (FLS) nhằm phân tích phản ứng động của hệ dây neo và dịch chuyển của kết cấu nổi. Kết quả tính toán được sử dụng để lựa chọn vật liệu dây neo sợi tổng hợp, cũng như để làm nổi bật một số phương pháp mô hình hóa hiện hành và các yêu cầu kỹ thuật cần thiết đối với hệ dây neo.

Từ khóa:

tuabin gió nổi; dây neo nửa căng; nylon; polyester.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-03-2019
Chuyên mục
Bài báo khoa học