Một phương pháp đánh giá độ tin cậy kết cấu công trình biển cố định bằng thép khi chịu tải vượt mức thiết kế

  • Vũ Đan Chỉnh Khoa Xây dựng Công trình Biển và Dầu Khí, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Kể từ khi công trình giàn khoan đầu tiên được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1984 ở mỏ Bạch Hổ, cho đến nay một bộ phận lớn các kết cấu công trình biển cố định bằng thép được sử dụng cho khai thác dầu khí ngoài khơi biển Việt Nam đã hết tuổi thọ thiết kế. Tuy nhiên, với thực trạng của ngành công nghiệp dầu khí thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây, nhu cầu nâng cấp, kéo dài tuổi thọ hay tái sử dụng các kết cấu công trình biển hiện trạng là xu hướng tất yếu. Từ đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải phân tích đánh giá được khả năng còn có thể sử dụng của kết cấu khi cho phép chịu quá tải và chấp nhận có phá hủy cục bộ. Vấn đề này hiện đang được quan tâm nghiên cứu để bổ sung vào hệ thống tiêu chuẩn thiết kế trên thế giới. Bài báo giới thiệu một phương pháp của tác giả ứng dụng mặt phản ứng để đánh giá độ tin cậy của kết cấu công trình biển cố định bằng thép theo điều kiện chảy dẻo toàn phần khi kết cấu chịu tải trọng môi trường vượt mức thiết kế, kể đến ảnh hưởng ngẫu nhiên của các yếu tố hình học và vật liệu của kết cấu. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các công trình biển ở Việt Nam với các số liệu khảo sát hiện trạng.

Từ khoá: kết cấu công trình biển cố định bằng thép; độ tin cậy; tải trọng vượt mức thiết kế; mặt phản ứng.

Lịch sử bài viết: Nhận ngày 12/1/2018, Sửa xong 9/5/2018, Chấp nhận đăng 30/5/2018.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

Cường, Đ. Q., Chỉnh, V. Đ., Anh, B. T., Tuấn, Đ. Đ. (2015). Nghiên cứu đánh giá lại sự rung lắc của các kết cấu công trình DKI bằng thép móng cọc trên nền san hô dựa trên trạng thái giới hạn phá hủy lũy tiến. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, 9(3):74-79.

Box, Draper (1987). Empirical model building and response surface. John Wiley & Sons, Inc. New York, NY, USA.

Kathleen, M. C., Natalia, Y. K., Jeff, R. (2004). Response surface methodology. Technical report, Center for Computational Analysis of Social and Organizational Systems.

Shahidi, G., Pakzad, S. (2007). Response surface model updating for nonlinear structures.

Sorehde, T. H., Amdahl, J., Eberg, E., Hellan, O., Halmas, T. (1993). A computer program progressive collapse analysis of steel offshore structures. Theory Manual, Norway.

Ueda, Y., Rashed, S. M. H. (1990). Modern method of ultimate strength analysis of offshore structures. International Journal of Offshore and Polar Engineering}, 9(1):7-23.

FUGRO GEOS (2008). Vietnam metocean criteria - premier oil Vietnam offshore PV. Fugro GEOS Ltd.

Gorski, J. (2006). Non-linear models of structures with random geometric and material imperfections simulation-based approach. Wydawnictwo Politechniki Gdanskiej.

Hurtado, J. E., Barbat, A. H. (1998). Monte Carlo techniques in computational stochastic mechanics. Archives of Computational Methods in Engineering}, 5(1):3-30. http://dx.doi.org/10.1007/bf02736747

Xuất bản
31-05-2018
Chuyên mục
Bài báo khoa học